Đối với nền móng công trình nhà dân dụng, việc sử dụng phương án móng ép cọc bê tông cốt thép đúc sẵn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác nhau. Cụ thể phụ thuộc vào các yếu tố như: Điều kiện kinh tế của chủ đầu tư, tải trọng công trình (ứng với chiều cao tầng nhà), địa chất công trình, điều kiện thi công… Vì sao phải phụ thuộc vào điều kiện kinh tế? Việc ép cọc bê tông giá thành đầu tư tương đối cao, nó đắt hơn so với phương án móng nông nhưng lại rẻ hơn so với phương án móng cọc khoan nhồi. Nói tóm lại việc sử dụng phương án móng cọc bê tông đúc sẵn áp dụng đối với chủ đầu tư chịu bỏ ra kinh phí tương đối lớn. + Vì sao phải phụ thuộc vào tải trọng công trình? Khi tải trọng công trình tương đối lớn, thông thường các công trình từ 3 đến 8 tầng áp dụng phương án ép cọc bê tông là hợp lý nhất. Nếu công trình có tải trọng nhỏ mà áp dụng phương án móng cọc này thì lãng phí, còn các công trình có tải trọng lớn áp dụng phương án móng cọc ép cũng không hợp lý bởi nó co khả năng gây ảnh hưởng đến công trình liền kề do
mật độ ép cọc quá dày. + Vì sao phải phụ thuộc vào địa chất công trình? Ép cọc bê tông cho móng công trình chỉ hợp lý khi chiều sâu lớp đất tốt tương đối sâu (thông thường từ 8 – 25m. Còn nếu đất tốt ở độ sâu nhỏ khi đó ta có thể dùng phương án móng nông để tiết kiệm chi phí, còn lớp đất tốt sâu quá phương án móng cọc khoan nhồi hợp lý hơn. + Vì sao phải phụ thuộc vào điều kiện thi công? Mặt bằng phải đủ rộng thì mới có thể áp dụng phương án móng cọc ép. Ngoài mặt bằng thi công rộng, thì vấn đảm bảo cho công trình liền kề an toàn trong quá trình thi công quan trọng cũng không kém. Cọc ép có thể gây nứt nền nhà liền kề nếu ta không có phương án gia cố trước khi thi công.